Phật Giáo Mật Tông Là Gì? Các Vị Phật Trong Mật Tông Kim Cương Thừa

Phật Giáo nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng có tổng cộng ba pháp tu phổ biến nhất và cũng truyền thống nhất đó là Thiền Tông, Tịnh Độ và Mật Tông.

Vì là một pháp tu chính thống của đạo Phật nên ngay từ đầu, luận điểm mà một số người cho rằng mật tông là tà đạo đã hoàn toàn bị bác bỏ. Mật tông là một pháp tu chính thống, là chánh đạo và tư tưởng mật tông đã tồn tại và đặt nền móng từ trong giáo lý Nguyên thủy của nhà Phật.

Trong bài viết này, quý độc giả sẽ cùng Tiệm Nhẫn Phong Thủy tìm hiểu sơ lược về Mật tông Kim Cương Thừa, các vị Phật trong mật tông gồm những ai, cách tu mật tông thế nào cũng như một chút liên quan đến ấn chú mật tông.

Hãy bắt đầu ngay nhé!

Phật Giáo Mật Tông Là Gì?

Mật tông bắt đầu hình thành từ rất lâu trước kia, bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ 5, 6 tại Ấn Độ. Sau đó được lan truyền rộng rãi tại Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 8. 

Tại Việt Nam, mật tông là một trong 3 pháp tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam. Bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ hậu Lý, tuy nhiên cũng nhiều tài liệu lịch sử cho rằng Phật giáo mật tông đã có mặt tại Việt Nam từ trước đó rồi.

Mật tông được hình thành dựa vào Ấn Độ Giáo và Phật Giáo Đại Thừa. Pháp tu này được chia ra làm 2 nhánh chính đó là Chân Ngôn Thừa (Mantrayàna) và Kim Cương Thừa (Vajrayàna).

Được coi là một trường phái "bí mật" của Phật giáo, các pháp tu trong mật tông có tính chất liễu nghĩa (trọn đủ) và căn cứ vào nơi tâm pháp bí truyền. Mật tông dạy về những cách "trì chú", "bắt ấn"...

Các Vị Phật Trong Mật Tông Tây Tạng

các vị phật trong phật giáo mật tông

Mật tông tại Tây Tạng còn được gọi là Mật giáo, Kim cương thừa, Chân ngôn môn hoặc Mật thừa. Có rất nhiều vị Phật được thờ cúng theo hệ phái này, điển hình như:

  • Phật Thích Ca (Sakyamuni)
  • Liên Hoa Sinh (Padmasambhava)
  • Phật Dược Sư (Bhaisajyaguru)
  • Phật Hoàng Tài Bảo Thiên (Dzambhala)
  • Phật Quan Âm Tứ Thủ (Guanyin)
  • Phật Văn Thù Sư Lợi (Manjushri)
  • Đại Hắc Thiên Mahakala
  • Bạch Tán Cái Phật Mẫu (Sitàtapatra-uṣṇīṣa)
  • Bạch Độ Mẫu Tara
  • Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara
  • Phật A Di Đà (Amitāyus)
  • Đức Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva)

Và còn rất nhiều vị Phật, Bồ Tát khác được thờ cúng trong Kim Cương Thừa.

Những vị Phật này đều là những người khai sinh ra mật tông, cũng như góp phần giúp cho Phật giáo mật tông được lan tỏa, truyền bá rộng rãi không chỉ tại Ấn Độ, Tây Tạng, Nepal, Trung Hoa mà còn ở rất nhiều các quốc gia Châu Á khác trong đó có Việt Nam ta.

42 Câu Thần Chú Mật Tông Là Gì?

Theo như những nghiên cứu của chúng tôi, hiện có tất cả 42 câu thần chú trong phái mật tông, mỗi thần chú có một ý nghĩa và mục đích khác nhau.

Người ta thường trì tụng thần chú để chuyển hóa nghiệp xấu, tăng tuổi thọ, phước báu và trí tuệ, dẹp bỏ những chướng ngại, tránh những cái chết bất đắc kì tử, tránh tà ma...

Ví dụ, thần chú của Phật Di Lặc giúp tịnh hóa những nghiệp xấu, đặc biệt là sự căm thù và hiện thực hóa tình yêu chân thật, lòng từ bi cũng như hạnh phúc bất tận và tích lũy phước đức cho người trì tụng.

Hay thần chú của Phật A Súc Bệ khi trì tụng nhằm hiện thực hóa giác ngộ chỉ trong một đời người. Trì tụng thần chú là một phần quan trọng trong các lễ cúng Phật giáo mật tông.

Chúng tôi khuyên các độc giả nên tìm hiểu chi tiết, kỹ càng về 42 câu thần chú mật tông như ý nghĩa, phương thức trì tụng thông qua các cuốn sách về mật tông, các tài liệu chính thống để có thể trì tụng chú một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những món trang sức phong thủy đã được trì tụng các câu thần chú mật tông để nhận được những lợi ích, năng lượng tích cực từ vật phẩm nếu như bạn không nắm chắc việc tự thực hiện trì tụng tại nhà ra sao.

Phương Pháp Tu Mật Tông Tại Gia

Để tu mật tông tại gia, bạn không cần bất kỳ một điều kiện gì cả. Điều kiện duy nhất mà bạn cần chính là cái tâm của chúng ta.

Chỉ cần trong tâm bạn muốn cứu độ chúng sanh, một khi bạn có đủ đức tin và lòng từ bi thì chẳng còn điều gì cản trở bạn bắt đầu với các pháp tu mật tông tại gia cả.

Nói về nghi thức tu mật tông thì có nhiều cách khác nhau. Bạn có thể chọn tu ngắn ngày hoặc dài ngày, tại các am riêng nơi rừng thiêng, khổ hạnh, niệm thần chú Đại Bi, chú Vãng Sanh, chú Chuẩn Đề... có thể dùng thêm chuông mõ trường canh để việc tụng niệm hiệu quả hơn.

Tuy nhiên đó là cách tu của các Hành giả nếu bạn muốn theo con đường tu hành toàn phần. Còn khi tu tại gia, chúng ta chỉ cần một không gian trong chính ngôi nhà của bạn. Một căn phòng với ít đồ đạc, ít vật chất nhất có thể, một căn phòng riêng để tâm không bị vướng vào những việc sinh hoạt của các thành viên khác trong gia đình là có thể tu được.

Về chi tiết cách tụng niệm các thần chú mật tông sao cho hiệu quả, bạn có thể tham khảo các cuốn sách mật tông Tây Tạng và tham khảo bộ sưu tầm thủ ấn mật tông qua link sau: https://tangthuphathoc.net/mat-tong/thu-an/

Một Số Câu Hỏi Khác Liên Quan Tới Mật Tông

Pháp khí mật tông là gì?

Nói một cách đơn giản và ngắn gọn, pháp khí hay còn gọi là Phật cụ là những đạo cụ sử dụng trong việc cúng lễ tại các chùa hay tại gia khi tu hành hàng ngày.

Lấy một ví dụ đơn giản, chuông và mõ sử dụng khi trì tụng kinh, đó chính là pháp khí. Pháp khí trong mật tông vô cùng đa dạng, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, mang đậm màu sắc thần bí, linh thiêng.

Bùa chú mật tông là gì?

Trong pháp tu mật tông, bùa chú được dùng như những vật hộ mệnh, giúp đem lại may mắn cho gia chủ.

Một số loại bùa chú cũng được dùng để chữa bệnh, trừ tà ma. Ngoài ra, nhiều đệ tử của mật tông cũng dùng các loại bùa để tăng hiệu quả của việc tu hành, sớm đạt tới sự giác ngộ và giải thoát.

Bùa chú mật tông thường được viết bằng những ký hiệu lên giấy, người sử dụng có thể đem theo bên mình, đeo lên cổ hoặc tay chân.

Việc sử dụng bùa chú cần được hướng dẫn bởi một người có kinh nghiệm, tránh sử dụng bừa bãi có thể đem lại kết quả không mong muốn.         

Bài trí bàn thờ mật tông thế nào?

Bàn thờ mật tông thường được bài trí đơn giản và tinh tế, thể hiện sự tôn kính đối với tín ngưỡng. Bạn có thể bài trí dựa vào hướng dẫn sau:

- Chọn địa điểm phù hợp: Bàn thờ nên được đặt ở nơi yên tĩnh và thoáng mát trong nhà, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và các nơi có nhiều tiếng ồn. Nếu nhà cao tầng thì hãy đặt bàn thờ ở vị trí cao nhất.

- Bài trí tượng Phật: Tượng Phật thường được đặt ở trung tâm bàn thờ để biểu thị sự tôn kính. Nếu không có tượng, bạn cũng có thể dùng ảnh Phật thay thế.

- Bát nhang và nhang: thường được đặt ở phía trước của bàn thờ, tượng trưng cho sự tinh khiết, nguyên bản, đảm bảo được kết nối tâm linh.

- Đặt hoa và trái cây: Hoa và trái cây được đặt ở hai bên của bàn thờ, tượng trưng cho sự tươi mới, bình an và đầy đủ.

- Các vật phẩm khác: Những vật phẩm khác như sách kinh Phật, bút mực, bật lửa... cũng có thể được đặt trên bàn thờ.

- Giữ bàn thờ luôn sạch sẽ: Bàn thờ cần được giữ sạch sẽ vì đó là nơi để tôn kính các vị Phật, các vị thần và tiền nhân.

Các chùa mật tông ở Hà Nội

Tại Hà Nội, chùa Long Quang nằm ở huyện Thanh Trì là ngôi chùa mật tông nổi tiếng nhất với kiến trúc điển hình của Kim Cương Thừa.

Ngoài ra còn có chùa Mật Dụng và chùa Vạn Niên ở Tây Hồ. Các quý độc giả có thể ghé thăm quan.

Lời Kết

Phật giáo mật tông là một trong những pháp tu chính thống tại Việt Nam bên cạnh thiền tông và tịnh độ. Để thực hành pháp tu mật tông, bạn không cần phải đến chùa hay vào trong rừng sâu mà cũng có thể thực hiện ngay tại nhà.

Vì một yếu tố quan trọng trong phương pháp tu mật tông là thực hiện niệm chú, đôi khi là cách dùng các pháp khí, bùa chú sao cho đúng thế nên bạn cần theo học một vị thầy có kinh nghiệm, nghiên cứu các tài liệu, sách mật tông kỹ càng trước khi thực hiện tu, tránh những bước đi sai lầm ngay từ đầu nhé.

Tiệm Nhẫn Phong Thuỷ là một blog chuyên sâu trong lĩnh vực trang sức phong thuỷ, tâm linh và thiền định. Các bài viết được đăng tải trên blog đều được cố vấn bởi thầy Đặng Trần Hiếu - chuyên gia phong thuỷ với hơn 30 năm kinh nghiệm. Tìm hiểu thêm về chúng tôi.

Viết một bình luận

Đã thêm item vào giỏ hàng.
0 item -